4 bước cần làm trước khi chọn nghề

Đối với mỗi người, nghề nghiệp rất quan trọng. Nó không chỉ là công cụ kiếm tiền mà còn là cuộc sống của chúng ta. Vì thế trước khi lựa chọn nghề nghiệp, bản thân cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Cùng sinh trắc học dấu vân tay Elite Symbol tìm hiểu 4 bước cần làm để hỗ trợ cho việc lựa chọn nghề nghiệp nhé!

  1. Chú trọng chọn nghề trước khi chọn trường

Rất nhiều người trong chúng ta khi chọn trường theo học thường không chú ý đến ngành nghề yêu thích của bản thân. Họ không căn cứ vào sở thích và năng lực để chọn. Thay vào đó, họ lại dựa vào những tiêu chí như sự nổi tiếng, danh giá của trường, điểm chuẩn của trường hoặc mong muốn của gia đình.

Đây chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng cao. Hầu hết mọi người đều làm trái ngành khi ra trường. Thậm chí, có người bị mất phương hướng và không biết nên làm công việc gì dù đã ra trường vài năm.

Việc chọn đúng nghề nghiệp quan trọng với bạn
Việc chọn đúng nghề nghiệp quan trọng với bạn

Do đó, chúng ta cần rút kinh nghiệm từ vấn đề này. Trước khi đặt bút chọn trường thi bạn hãy xác định xem bản thân yêu thích và có năng lực với lĩnh vực nào. Từ đó bạn sẽ chọn ra những công việc phù hợp và có khả năng tiến xa.

  1. Không để bị tác động

Thường thì khi chọn nghề, chúng ta hay bị tác động bởi ý kiến của người khác. Họ sẽ muốn bạn lựa chọn theo nguyện vọng của họ. Do đó, bạn đừng để bị phân tán khi đưa ra quyết định bởi những cản trở như:

  • – Sự áp đặt của bố mẹ hoặc anh chị. Hãy nhớ rằng bạn có thể lắng nghe lời khuyên của họ nhưng vẫn phải có chính kiến cho mình.
  • – Lựa chọn theo sự may rủi, theo xu hướng của thị trường.
  • – Chọn những nghề nổi tiếng hoặc được cho là dễ kiếm tiền, chẳng hạn như ngân hàng, hàng không,…
  1. Tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội

Sau khi tìm được một ngành nghề phù hợp với bản thân, bạn cần tìm hiểu xem nó bao gồm những công việc gì cần làm và yêu cầu của nghề này là gì. Chẳng hạn như, bạn có thể tìm hiểu các vấn đề: mức lương, thị trường lao động, môi trường làm việc, thách thức và thuận lợi của nghề nghiệp,…

Để biết được những điều đó bạn hãy trả lời cho những câu hỏi sau:

  • – Chuyên môn mà nghề nghiệp ấy cần có là gì?
  • – Nơi có thể học nghề?
  • – Nơi có thể làm việc sau khi ra trường?
  • – Muốn làm việc trong lĩnh vực ấy, bạn cần đáp ứng yêu cầu gì?
  1. Thấu hiểu chính mình

Muốn chọn được một công việc phù hợp bạn phải hiểu được sở thích và năng khiếu của bản thân. Đây là yếu tố cốt lõi nhất. Đầu tiên bạn phải tìm hiểu xem công việc ấy có phù hợp với tính cách.

Tìm ngành nghề sao cho phù hợp với bạn
Tìm ngành nghề sao cho phù hợp với bạn

Năng lực của bạn có đáp ứng được những yêu cầu trong nghề? Bạn có thực sự thích làm những công việc ấy?

Nói như vậy không có nghĩa rằng bạn không được theo đuổi một nghề mà bản thân chưa giỏi. Bởi vì sự kiên trì có thể bù đắp được những thiếu sót về mặt khả năng. Nhưng nếu bạn sử dụng những điểm yếu để theo đuổi một công việc yêu thích thì bạn khó có thể tiến xa và vượt trội so với những người chung ngành nghề. Vì thế, đam mê phải là sự kết hợp giữa sở thích và sở trường bạn nhé!

Con người ta thường có xu hướng yêu thích những gì mà bản thân làm tốt. Do đó nếu bạn chọn học ngành mà bạn không có khả năng học tập, nghiên cứu thì bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng chán nản rồi bỏ cuộc.

Đặc biệt với những công việc thuộc nhóm ngành thiên về nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, ca hát thì người học phải có những năng khiếu đặc biệt. Chẳng hạn như khả năng cảm âm, khả năng ngôn ngữ, sự khéo léo, tỉ mỉ, khả năng vận động linh hoạt…

Xem thêm: Nguyên nhân nào cản trở bạn tìm thấy đam mê

Nếu bạn vẫn phân vân chưa biết làm thế nào để khám phá năng khiếu, thế mạnh của bản thân, hãy áp dụng công nghệ sinh trắc học dấu vân tay. Đây là một phương pháp khoa học phân tích đặc điểm dấu vân tay để đưa ra những thông tin như:

  • – Tính cách bẩm sinh
  • – 4 chỉ số IQ, AQ, CQ, EQ
  • – 10 chức năng não bộ
  • – 8 loại hình thông minh
  • – Phương thức tiếp nhận thông tin

Dựa vào đây, bạn sẽ biết được bản thân có điểm mạnh gì cần tập trung phát triển, điểm yếu nào cần khắc phục. Đồng thời, dựa vào 8 loại hình thông minh bạn còn được đưa ra những khuyến nghị nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.