Làm sao để cho trẻ học tốt hơn

LÀM SAO GIÚP TRẺ HỌC TỐT HƠN?

Làm gì để giúp con học tốt là điều băn khoăn của không ít bậc phụ huynh. Tìm giáo viên giỏi, mua thật nhiều sách về nhà, bắt trẻ ngồi bên bàn học tất cả những lúc nào có thể…? Tất cả đều không mang lại hiệu quả nếu ở trẻ không có một niềm say mê học hỏi, tìm tòi. Làm thế nào để trẻ chăm chỉ học hành mà không hề tỏ ra ép buột và không làm con khóc? Hãy thử những giải pháp sau đây nhé:

Chấp nhận khả năng thật của bé: Mỗi đứa trẻ đều khả năng khác nhau, phát triển theo một tốc độ khác nhau. Việc bạn buộc con phải làm một thứ mà bạn cho rằng tốt cho con, hãy cân nhắc con bạn có thể làm được hay không? hay việc bạn so sánh khả năng của con với những đứa trẻ khác điều này không làm trẻ cố gắng hơn mà khiến trẻ có có cảm giác sợ hãi, tự ti vào bản thân : nếu không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ thì trẻ là người thất bại.

Hãy để cho trẻ phát triển khả năng của mình

Trường hợp ngược lại, nếu bạn phát hiện con có khả năng hội họa, âm nhac hay thể thao hãy tạo mọi cơ hội để con phát huy năng lực của mình. Có thể thấy rằng khi chúng ta làm việc gì bằng chính sở trường và đam mê của mình thì chúng ta sẽ làm việc đó tốt hơn. Nhưng phải nhớ là đừng bắt ép mà hãy động viên thật nhiều. bạn không thể nào bắt một đứa trẻ nói trong khi nó chưa biết nói, nhưng nếu trẻ muốn nói thì hãy giúp đỡ nó.

Kiểm tra xem có gì khó khăn cho trẻ không: điều này nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên, nhưng có bao giờ bạn hỏi tại sao con không thích đi cắm trại? tại sao con không muốn học toán? tại sao không làm bài tập về nhà chưa?… Có nhiều nguyên nhân: có thể khi đi học con bị bạn bè chọc ghẹo, con không thích thầy giáo dạy toán nên không làm bài tập về nhà, con gặp khó khăn trong việc kết bạn,…

Môi trường học tập cũng rất quan trọng, một số trẻ chỉ tập trung học được trong không gian yên tĩnh, không bị quấy rầy bởi những tiếng ồn nhưng một số trẻ lại thích học ở sân chơi náo nhiệt, có sự vận dộng, vì vậy hãy tạo không gian học tập phù hợp cho trẻ nhé!

Nói chuyện với con về công việc của bạn: bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng hãy dành một ít thời gian mỗi ngày để tâm sự với con kể cả chuyện vui và chuyện buồn. Nói với con những suy nghĩ của bạn, biết đâu con sẽ tự nhủ rằng mình phải cố gắng để thành công như mẹ.

Hãy nói chuyên với con để hiểu con hơn

 – Khen ngợi trẻ: khen ngợi cũng là một hình thức động viên trẻ học tốt hơn nhưng phải có chừng mực bởi trẻ con rất thông minh trẻ sẽ không tin mãi những câu “giỏi lắm” hay “tốt lắm”. nếu ngày nào trẻ cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe chừng ấy lời thì trẻ sẽ nghĩ rằng bạn không thật sự quan tâm đến nó. Vậy bạn có thể nói gì với con? Ví dụ: “Mẹ rất thích ý tưởng trong bài văn này của con nó rất sâu sắc và ấn tượng!” hay “Mẹ nghĩ bông hoa này nếu con tô màu đỏ thì sẽ đẹp hơn, con nghĩ sao?”… Trẻ sẽ cảm thấy bạn quan tâm và sẽ làm tốt hơn những lần sau đó.

Thưởng cho trẻ: một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con xe đạp nếu con làm bài thi thật tốt và tất nhiên thi rớt thì sẽ chẳng được gì cả. Cách đối xử như vậy không hẳn là một cách tốt vì chỉ làm trẻ căng thẳng trước kì thi và chán nản khi không thực hiện dược. Thay vì hứa sẽ tặng con một món quà thật lớn thì một mó quà nhỏ thôi cũng đã khích lệ tinh thần con rất nhiều.

Thay vì hứa sẽ tặng con một món quà thật lớn thì một mó quà nhỏ thôi cũng đã khích lệ tinh thần con rất nhiều.

Thỉnh thoảng hãy cho trẻ làm những gì trẻ thích: Những câu la mắng như “mày đang làm gì đó, sao không chịu học hành gì cả?” sẽ làm cho trẻ tổn thương. Mọi người đều cần có thời gian để ngỉ ngơi, nge nhạc hay thậm chí chỉ ngồi để nhìn vô định một khoảng không trước mặt. Và khi lấy lại được năng lượng, chúng ta sẽ sẵn sàng đương đầu với thử thách.

Giải thích cho trẻ tại sao bạn muốn con học thật tốt: Đừng vội la mắng con khi trẻ không muốn học  vì chỉ một lúc sau trẻ sẽ không để tâm bạn đang trách móc nữa. hãy giải thích và nói chuyện cho con hiểu lí do con cần học tốt lúc này mâu thuẫn giưa mẹ con sẽ được giải quyết.

Nếu bạn muốn biết làm thế nào để biết:

  • Phương pháp học nào là phù hợp với con?
  • Con bạn có tài năng, sở trường, sở đoản gì?
  • Tại sao con hay mất tập trung?
  • Con bạn có vẻ hay mất tập trung….

Bạn có thể nghiên cứu thêm về ngành khoa học : Sinh Trắc Học Dấu Vân Tay