Tại sao lại là dấu vân tay?

Khoa học ngày nay phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện  cho việc khám phá khả năng của con người ngày một trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng và cơ hội để hiểu rõ về năng lực bản thân của mình. Ngành khoa học sinh trắc vân tay ra đời như một giải pháp đơn giản để nghiên cứu về tiềm năng não bộ của con người thông qua dấu vân tay. Ứng dụng của phương pháp này hiện tại đã được công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia nhưng chắc hẳn sẽ tiếp tục có nhiều người thắc mắc tại sao lại sử dụng dấu vân tay trong việc phân tích não bộ và đây sẽ là một số điểm mấu chốt giúp bạn lý giải câu hỏi trên.

Dấu vân tay của mỗi cá nhận được hình thành và hoàn thiện trong khoảng tuần thai thứ 13 – 19 của thai kỳ khi hệ thống thần kinh được hình thành và phát triển. Năm 1986:  nhà khoa học người Mỹ là Stanley Cohen Rita và  nhà khoa học người Ý Levi – Montalcini đã đoạt giải Nobel khoa học khi phát hiện được sự tương quan khoa học giữa 2 chỉ số NGF (chỉ số tăng trưởng tế bào thần kinh) và EGF (chỉ số tăng trưởng tế bào hạ biểu bì dưới da). Đây được coi là một trong những sơ sở khoa học vững chắc nhất thể hiện mối liên hệ giữa vân tay và não bộ.

Vân tay được cấu tạo bởi những lớp đệm da tay. Những lớp đệm có kích cỡ nhỏ sẽ tạo ra những vân dạng vòm; những lớp đệm kích cỡ lớn hơn sẽ tạo ra vân hình móc hoặc tròn. Nếu lớp đệm bị lệch thì nó sẽ tạo ra vân tay không đối xứng. Dấu vân tay của mỗi người là không đổi trong suốt cuộc đời. Người ta có thể làm phẫu thuật thay da ngón tay, nhưng chỉ sau một thời gian dấu vân tay lại được hồi phục như ban đầu. Xác suất hai cá nhân – thậm chí ngay cả anh em (hoặc chị em) sinh đôi cùng trứng – có cùng một bộ dấu vân tay là 1 trên 64 tỉ. Ngay cả các ngón trên cùng bàn tay cũng có vân khác nhau.

4
Cấu trúc da tay

CÁC VÂN DA TAY SẼ PHÓNG TO THEO TUỔI TÁC NHƯNG CÁC CẤU TRÚC MÔ CỦA NÓ SẼ KHÔNG THAY ĐỔI

Việc phân tích từng dấu vân tay của mỗi cá nhân sẽ giúp chúng ta biết được khả năng của riêng biệt từng người để từ đó hiểu rõ cách phát triển của từng người, giúp chúng ta tìm hiểu sự đặc biệt tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Không có dấu vân tay trùng nhau, không có hoạt động não bộ nào giống nhau.