Con trai tôi lúc 8 tuổi rất nghịch ngợm, ở trường con đánh nhau với bạn. Trên người con đầy vết thương, về đến nhà là khóc không ngừng. Tôi hỏi: “Con có cảm thấy ấm ức không?”
Con trai khóc nói: “Có ạ!” Sau đó lại tiếp tục khóc.
Tôi lại hỏi: “Con có tức giận không?”
Con tôi khóc càng to, ánh mắt như thể nhìn thấy kẻ thù không đội trời chung đáp: “Tức giận ạ!”
Rồi tôi lại hỏi: “Con định làm thế nào? Có cần bố làm gì cho con không?”
Con trai nói: “Bố ơi, con muốn tìm một viên gạch để ngày mai đập nó từ phía sau!”
Tôi nói: “Được thôi, ngày mai bố sẽ chuẩn bị gạch cho con, còn cần gì nữa không?”
Con trai lại nói: “Bố ơi, bố chuẩn bị giúp con một con dao, ngày mai con sẽ đâm nó.”
Tôi nói: “Được! Cách này càng dễ xả giận hơn đấy, bố sẽ chuẩn bị ngay.” Sau đó tôi đi lên lầu.
Vì được bố hiểu và ủng hộ nên cảm xúc của con đã bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi bê một đống quần áo và chăn xuống rồi hỏi con: “Con trai, con quyết định chưa? Dùng gạch hay dao?”
Con trai tôi khó hiểu hỏi: “Nhưng mà bố ơi, bố bê nhiều quần áo, chăn màn như vậy để làm gì ạ?”
Tôi trả lời con: “ Con trai à, thế này nhé, nếu con con đập bạn bằng gạch, thì cảnh sát sẽ đưa chúng ta đi, có thể chỉ phải ở trong tù khoảng 1 tháng thôi, chúng ta mang theo vài bộ quần áo là được. Nếu con đâm bạn bằng dao thì chúng ta phải ở trong tù ít nhất 3 năm, nên chúng ta phải mang nhiều quần áo và chăn màn, một năm bốn mùa đều phải mang cho đủ.”
Tôi hỏi tiếp: “Vậy thì con quyết định chưa? Dù quyết định thế nào bố cũng sẽ ủng hộ con!”
Con trai tôi kinh ngạc hỏi: “Thật sự sẽ phải ngồi tù ạ?” Bởi vì con không biết rằng việc đánh người là không đúng.
Tôi nghiêm túc nói: “Đúng thế, luật pháp quy định như vậy!”
Lúc này con trai tôi do dự nói: “Bố ơi, vậy chúng ta đừng đánh bạn ấy nữa nhé?”
Tôi thử hỏi tiếp: “Con trai, chẳng phải là con rất tức giận sao?”
Con đỏ mặt nói: “Bố ơi, con đã hết tức giận rồi, thật ra con cũng sai ạ.”
Cuối cùng tôi nói với con: “Được rồi, dù có ra sao bố đều ủng hộ con!
Từ đó về sau, con tôi đã học được cách lựa chọn và cái giá phải trả.
Bạn thân mến, đôi lúc chúng ta không cần phải phản ứng qua mạnh với những lỗi lầm và những suy nghĩ lệch lạc của con trẻ bởi lẽ đôi lúc con chúng ta không thể có suy nghĩ như một người trưởng thành được.
Việc chúng ta cần làm khi đối diện với lỗi lầm của con là cho con một cảm giác an toàn, “dù như thế nào ba mẹ vẫn luôn là hậu phương vững chắc của con” và bằng sự bình tĩnh và khôn khéo hơn chúng ta có thể cho con nhận ra được bài học mà con cần phải học.
La rầy, trách mắng, quát tháo chỉ làm cho khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng xa nhau hơn mà thôi. Đừng sử dụng cách đó khi chưa thật sự cần thiết bạn nhé!