Làm gì để khích lệ khi con nhút nhát?

Mỗi trẻ sinh ra đều sở hữu những nét tính cách đặc trưng rất khác nhau. Có trẻ tỏ ra khá năng động, mạnh dạn nhưng cũng có những trẻ khá e ngại, sợ sệt trước đám đông. Có một đặc điểm chung của các quý phụ huynh hiện nay là ai cũng mong muốn con mình tự tin, dạn dĩ trước mọi hoạt động.

Thế nhưng sẽ phải làm sao nếu như con bạn là người nhút nhát? Dưới đây trung tâm Elite Symbol sẽ chia sẻ đến bạn một số mẹo hay để bố mẹ biết nên làm gì khi con nhút nhát. Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin này.

Nguyên nhân của tính nhút nhát

Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của tính cách nhút nhát ở trẻ. Có thể để đến một số nguyên nhân chính là:

Sinh học: Có đến khoảng 1/5 trẻ em khi sinh ra có khuynh hướng nhút nhát. Từ khi còn nhỏ, những em bé này đã tỏ ra không thoải mái khi gặp gỡ những người mới hay đến những chỗ lạ. Một đặc điểm khác nữa của những trẻ nhút nhát đó là thường không thích ăn đồ ăn lạ và do dự khi gặp thử thách. ½ Số trẻ vẫn giữ tính cách này cho đến khi 6 tuổi và còn khoảng ¼ số trẻ giữ sự nhút nhát ấy đến tận khi trưởng thành.

Hoàn cảnh: Với những trẻ nhút nhát nằm trong nhóm này, tính cách được hình thành là do nhút nhát. Bố mẹ gặp vấn đề, gia đình chuyển địa chỉ nhà hay một sự thay đổi nào đó trong cách chăm sóc bé cũng là nguyên nhân khiến con căng thẳng và bị nhút nhát. Trong trường hợp này nếu vấn đề gặp phải được giải quyết thì con có thể không còn tính cách này.

Nhiều trẻ sinh ra luôn có tính cách nhút nhát

Làm gì khi con nhút nhát?

Hiểu được nguyên nhân của tính cách nhút nhát ở con, bố mẹ sẽ có được những phương pháp để khắc phục tình trạng này. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần có sự tự tin để nâng cao khả năng học hỏi và sự tự tin để giao tiếp đó giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách.

Vậy phải làm gì khi con nhút nhát, dưới đây sẽ là một vài gợi ý:

Dành tình yêu thương vô tận cho con

Giới thiệu về tiêu chí này thì có vẻ chưa thỏa đáng bởi bố mẹ nào mà chẳng yêu thương con cái mình vô điều kiện và dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên điều quan trọng là cách thể hiện tình yêu đó như thế nào để giúp con có thể vượt qua sự nhút nhát và có được sự tự tin?

Một sai lầm mà rất nhiều quý phụ huynh mắc phải trong cách dạy con đó là cố tình chê con để con thấy bản thân mình cần cố gắng. Thế nhưng cách làm này thường không đem đến hiệu quả như mong muốn. Khi nhận nhiều lời chê bai con có thể mặc cảm, tự ti vì thấy mình chưa bằng người khác. Đặc biệt việc mang con so sánh với anh/chị hay bạn bè vô hình chung đã đẩy con mình đến sự tự ti và nhút nhát.

Bố mẹ luôn dành cho con những tình yêu thương vô bờ bến

Trong nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã đúc kết lại rằng nguồn gốc sự tự tin của trẻ được hình thành từ tình yêu thương mà cha mẹ dành cho trẻ. Vì vậy, hãy thể hiện yêu thương hợp lý nhất, để con thấy rằng con có mập hay gầy, xinh đẹp hay xấu xí… thì con vẫn là niềm tự hào của cha mẹ. Và điều này giúp trẻ tự tin vào bản thân mình hơn.

Tôn trọng trẻ

Lòng tự trọng của trẻ thường xuất hiện từ rất sớm, vì thế bố mẹ hãy dành cho trẻ sự tôn trọng và dạy con biết cách tôn trọng nhưng người xung quanh. Tất cả các bé đều có những ưu điểm riêng và đáng được nhận sự tôn trọng của một cá thể độc lập. Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ, dù đó chỉ là một sự ngô nghê. Thay vì gạt đi tất cả điều đó, cha mẹ hãy là người ghi nhận, động viên trẻ tự tin thể hiện suy nghĩ của mình.

Vì vậy, trước mỗi hoạt động cha mẹ hãy thường xuyên hỏi ý kiến của con trước những thay đổi, tôn trọng những bí mật của bé… Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ, cũng như ý thức được việc phải tôn trọng mọi người xung quanh mình.

Kích thích trẻ dám thử những điều mới

Khích lệ trẻ thử những điều mới

Trẻ em có thể sợ hoặc ngại ngần trước việc thử những điều mới lạ vì một số lý do khác nhau. Có thể là giáo dục, môi trường, kinh nghiệm trong quá khứ và do tính nhút nhát. Nỗi sợ này cũng phổ biến ở những trẻ nhận được sự khen ngợi và hỗ trợ của cha mẹ nhưng chỉ khi chúng có được thành công. Đây là lý do vì sao mà cha mẹ nên có những lời ngợi khen sự nỗ lực, tiến bộ về cả quá trình cố gắng của con thay vì chỉ ca ngợi kết quả thành công.

Sự tự ti có thể chính là một yếu tố khác để hình thành nét tính cách sợ hãi, e ngại ở trẻ em. Vì thế mà các bậc bố mẹ nên thể hiện tình yêu cho con để chúng thấy được sự yêu thương và chấp nhận ngay cả khi chúng không thành công. Đó là cách để khơi dậy sự tự tin trong mỗi đứa trẻ.

Trên đây là một số thông tin để bố mẹ biết được nên làm gì khi con nhút nhát. Mọi thông tin khác về các phương pháp giáo dục con mời bạn đến với trung tâm Elite Symbol chúng tôi.