Tập ngồi cho bé đúng để không bị gù lưng ảnh hưởng cột sống

Trong các bước phát triển của trẻ sơ sinh, tập ngồi được đánh giá là một giai đoạn rất quan trọng. Có nhiều cách để bố mẹ có thể hỗ trợ cho bé tập ngồi, thế nhưng mọi hoạt động đều cần được thực hiện một cách hết sức cẩn thận. Bởi nếu tập ngồi sai cách, sai thời điểm có thể dẫn đến những tổn thương đến cột sống của trẻ.

Vậy mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng hay chưa? Hãy cùng theo dõi một vài thông tin dưới đây để có kinh nghiệm hữu ích trong vấn đề này nhé.

Khi nào mẹ nên tập ngồi cho bé?

Một số bé đã có thể ngồi vững khi được 6 đến 8 tháng, cũng có một số bé biết ngồi sớm hơn khi chỉ vừa qua tháng thứ 4. Trước khi tiến hành việc tập ngồi cho bé, mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của trẻ ở thời điểm đó. Ít nhất là khi xương của bé đã thực sự cứng cáp, đồng thời bé có thể giữ thẳng được phần đầu và cổ, thì mẹ mới nến bắt đầu tập ngồi cho bé mẹ nhé.

Bé được 3 tháng tuổi đã biết nằm sập, lật người và lẫy. Điều này chứng tỏ phần thân trên của trẻ đã cứng cáp hơn nhiều so với lúc  mới sinh. Ở thời điểm này, nếu mẹ muốn cho bé ngồi thì có thể đặt bé dựa vào người mình. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên gia, họ cho rằng 6 tháng tuổi mới là thời điểm thích hợp nhất để tập ngồi cho bé. Bởi lúc này phần khung xương trên của con mới thực sự chắc chắn.

Ngồi là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Lúc này, bé đã có thể tự ngồi trong khoảng 20s mà không cần đến sự hỗ trợ của mẹ. Thậm chí, mẹ còn có thể thấy bé yêu của mình quay đầu một cách thành thục hơn. Nhưng dù vậy, bạn cũng đừng chủ quan mà rời mắt khỏi bé quá lâu, bởi bất cứ lúc nào con có thể ngã ra đấy nhé. Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ nên ngồi phía sau và vòng tay xung quanh người bé để có thể đỡ con trong mọi tình huống.

Tác hại khi tập ngồi cho bé không đúng cách

Lựa chọn thời điểm tập ngồi cho bé là điều hết sức quan trọng và hơn hết là bạn cần có sự lựa chọn hợp lý. Bởi nếu tiến hành hoạt động này khi con còn quá nhỏ và hơn hết là các cơ quan hoạt động còn chưa phát triển toàn diện thì sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cột sống còn quá non nớt mà phải gánh chịu một “sức nặng” quá lớn sẽ khiến gây nên tình trạng đau lung sau này.

Mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý từ những lần đầu tiên tập ngồi cho bé. Nếu nhận thấy rằng tay của bé không đủ sức để chống đỡ khi bị nhoài người về phía trước thì chính là dấu hiệu con cần thêm thời gian nữa mới có thể tập ngồi.

Tập ngồi cho bé bằng cách để con tự chơi

Ngoài lựa chọn thời điểm thì tư thế ngồi cũng vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến cột sống của trẻ sau này. Bố mẹ nên cho bé ngồi thẳng lưng, tránh ngồi trong các tư thế không chuẩn hay cho bé nằm trên gối đầu quá cao. Điều này sẽ giúp bạn tránh và hạn chế tác nhân khiến con bị gù lưng.

Lưu ý khi tập ngồi cho bé

Để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, cũng như giúp bé tập ngồi dễ dàng hơn bố mẹ cần lưu ý một số nội dung sau:

– Không nên dùng ghế tập ngồi hoặc xe tập đi:

Hai vật này không những không đem đến lợi ích mà còn gây hại đến sự phát triển của trẻ. Khi ngồi trong ghế, trẻ thường sẽ ngồi không đúng tư thế, ngoài ra còn chưa kể đến các trường hợp trẻ bị ngã khi đang ngồi trong ghế. Thay vì sử dụng ghế tập, mẹ hãy tập cho bé làm quen với việc tập ngồi bằng cách giữ thăng bằng. Mẹ có thể cho bé ngồi dựa lưng vào tấm đệm, hoặc mẹ ngồi bắt chéo chân và đặt bé ở giữa. Cách này không chỉ giúp trẻ rèn khả năng cân bằng, mà còn hỗ trợ sự phát triển cơ cổ và cơ lưng của bé.

– Tránh cho bé ngồi trên ghế xe hơi:

Ở độ tuổi này, quả thật là rất khó để bé tự ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần di chuyển trên xe hơi thường xuyên, mẹ có thể tìm hiểu và mua riêng cho trẻ một chiếc ghế ngồi trong xe nhé. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cũng như tránh ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.

Tập ngồi cho trẻ đúng cách để tránh ảnh hưởng cột sống

Tập ngồi cho bé đúng để không bị gù lưng ảnh hưởng cột sống

Một số gợi ý cho mẹ khi muốn tập ngồi cho bé:

1. Không nên cho bé tập ngồi quá sớm (trước 6 tháng tuổi) vì có thể sẽ khiến cột sống bị cong vẹo khi trọng lượng cơ thể dồn xuống.

2. Hạn chế việc cho bé ngồi xe đẩy thường xuyên khi chưa đủ 6 tháng tuổi, vì hoạt động này cũng có thể bị còng lưng và vẹo cột sống.

3. Hạn chế bế bé nằm thẳng người quá sớm trong 3 tháng đầu đời. Nếu bế thẳng người thì xương sống sẽ bị đè nén, khiến phát triển bị dị dạng.

4. Tránh việc ôm ấp con không rời tay vì sẽ khiến bé bị ỷ lại và làm xương cột sống bị lệch.

5. Dù lớn hay nhỏ, bạn cũng nên hạn chế và tốt nhất là tránh việc cho con sử dụng điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử khác trong khi ngồi, nằm trên giường.

6. Xây dựng thời gian biểu khoa học về việc sử dụng máy tính, điện thoại, tránh việc sử dụng quá nhiều.

7. Rèn cho bé cách giữ thẳng cổ trong mọi hoạt động thường ngày.

8. Khuyến khích con vận động và tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện thể chất, hạn chế tình trạng trì trệ.

Ngoài những thông tin về cách tập ngồi cho bé ở trên, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm các bài biết của Elite Symbol để để biết cách nuôi dạy con khoa học nhé.