Muốn con ngoan, cha mẹ cần giúp con sửa những tính xấu sau

Vì chưa có đủ khả năng tự nhận thức nên đôi khi trẻ em không biết được những gì mình làm là đúng hay sai. Vì thế, ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ cần tập cho con năng lực phán đoán vấn đề bằng cách phân tích cho con hiểu hai mặt đúng và sai của mỗi vấn đề. Nhóm tư vấn sinh trắc dấu vân tay Elite Symbol xin lưu ý các bậc cha mẹ hãy uốn nắn cho con khi thấy chúng có những hành vi sai trái sau:

  1. Ngắt lời khi người khác đang nói

Đặt vào tâm lý của đứa trẻ chúng ta có thể hiểu được rằng sở dĩ chúng chen ngang lời của người khác là vì chúng đang rất háo hức để kể về điều gì đó. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ không biết cách tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Những tính xấu của bé cần được mẹ chỉnh sửa
Những tính xấu của bé cần được mẹ chỉnh sửa

Vậy làm thế nào để chấm dứt hành động này của con?

Trong những lần trò chuyện tiếp theo, trước khi bắt đầu bạn hãy nhắc con phải giữ trật tự và không được chen ngang làm phiền mình. Bạn cần giải thích cho con hiểu rằng chen ngang khi người khác đang nói là không tôn trọng người ta. Bạn có thể lấy một ví dụ minh họa: “Nếu con đang ăn một trái táo mà ai đó chạy đến cướp mất trái táo của con thì con cảm thấy như thế nào? Có phải là rất bực mình và khó chịu phải không nào? Vậy thì khi con ngắt lời người khác cũng sẽ làm họ khó chịu giống như vậy đấy.”

Bạn cũng có thể cho bé ngồi chơi ở một góc với những món đồ con thích. Nếu con kéo tay phá đám bạn trong lúc đang trò chuyện với người khác bạn hãy đưa con lại một chiếc ghế gần đó và ngồi xuống tự chơi một mình cho đến khi bạn xong việc. Nếu bé vẫn chen ngang, hãy cắt bỏ đi một lợi ích hoặc một điều mà bé muốn, chẳng hạn không được ăn kem vào thứ bảy, không được nghe kể chuyện vào tối nay.

  1. Nghịch ngợm quá đà

Hiếu động là tính cách thường thấy ở trẻ. Nhưng hiếu động khác với việc nghịch ngợm quá trớn. Chẳng hạn như, một số đứa bé sẽ xô ngã, cấu véo hoặc làm bẩn đồ của bạn bè. Nếu không sửa tính cách này, đứa bé của bạn sẽ trở nên hỗn xược và hống hách khi lớn lên. Chúng sẽ tự cho mình quyền được làm tổn thương người khác một cách thoải mái và không biết đặt vào vị trí của người khác để cảm nhận.

Đừng để con cái ngịch ngợm quá đà
Đừng để con cái ngịch ngợm quá đà

Làm sao để chấm dứt tình trạng ấy?

Cha mẹ phải kiên quyết ngăn chặn khi phát hiện ra. Nói nghiêm khắc với con: “Con đang làm bạn đau đấy. Nếu bạn cũng làm như vậy với con thì con nghĩ sao?”

Trong những lần chơi tiếp theo, trước khi bắt đầu hãy nhắc nhở trẻ không được lặp lại hành động ấy. Nếu tiếp tục vi phạm bé sẽ bị phạt, chẳng hạn: không được chơi nữa, không được tổ chức sinh nhật… Và nhớ rằng đã nói thì phải làm để trẻ thấy sợ và không dám tái phạm lần nữa.

Bài viết hữu ích: Muốn dạy con ngoan, cha mẹ tuyệt đối không được làm những điều sau

  1. Phớt lờ lời nói của cha mẹ

Nhiều cha mẹ gặp phải tình trạng này khi nói với con điều gì đó mà chúng không thích. Chẳng hạn như nhắc con dọn dẹp đồ chơi, nhắc con không được chọc ghẹo em…

Người gây ra lỗi này chính là cha mẹ. Vì cha mẹ lặp lại câu nói đó nhiều lần nên trẻ sẽ cho rằng không vấn đề gì xảy ra nếu không vâng lời.

Cách xử lý cho cha mẹ là tránh lặp lại một lời nhắc nhở. Vì nó chỉ khiến trẻ trở nên chây ỳ và trở nên bướng bỉnh, lì lợm. Thay vào đó, chúng ta hãy bước đến gần trẻ, nói nghiêm khắc 1 lần duy nhất và nhìn vào mắt bé. Tiếp theo, bé sẽ phải trả lời: “Vâng thưa mẹ”. Nếu bé phớt lờ bạn hãy đặt tay vào vai, nói rõ tên để bé chú ý. Nếu đứa trẻ vẫn không thực hiện, hãy áp dụng hình phạt phù hợp.

Đây cũng là cách nuôi dạy con thông minh mà một cặp vợ chồng nọ áp dụng và nhận được kết quả rất tốt. Họ chia sẻ rằng:

“Khi Jack Lepkowski bắt đầu học thói “nghe nhưng không làm”, chúng tôi đã nói với nó rằng: Nếu bố mẹ phải nhắc nhở con làm việc gì đó nhiều hơn 1 lần thì con chỉ được xem 1 video 1 ngày hoặc không được đi chơi với cả nhà vào tuần sau. Nếu con để bố mẹ nhắc nhở đến lần thứ hai con sẽ không được xep video nào và cũng không được đi chơi. Cách này thực sự có hiệu quả với con tôi”.

  1. Để trẻ tự ý làm mọi thứ

Để con tự làm mọi thứ nghe có vẻ rất tốt vì rèn cho chúng tính tự lập. Nhưng ít ai biết rằng đây chính là nguyên nhân sinh ra tính tự tiện ở trẻ. Vì thể hãy thiết lập một số luật lệ và nguyên tắc trong gia đình để trẻ có thể tự làm nhưng vẫn trong khuôn khổ cho phép.

Chẳng hạn, trẻ tự bật tivi, mẹ phải nói: Con tắt tivi đi. Nếu muốn mở tivi lần sau con phải xin phép bố hoặc mẹ.