Làm sao để kỹ năng giao tiếp trở nên tốt hơn?

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Việc chúng ta nắm bắt thông điệp từ người khác và truyền tải thông điệp một khách khéo léo và tinh tế là một trong những kỹ năng cần cho mọi công việc.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay và với nhịp sống hối hả, cả người lớn và trẻ em gần như tiếp xúc quá nhiều với tivi, điện thoại, máy tính và các bậc cha mẹ cũng gần như không còn quá nhiều thời gian để trao đổi, giao tiếp với con cái.

Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp của con người ngày càng bị hạn chế hơn.

Có rất nhiều người  đã tìm đến các lớp học kỹ năng nhằm hy vọng sẽ giúp mình hay con của mình có thể hoạt bát và giao tiếp tốt hơn. Những cũng không thực sự hiệu quả. Vậy đâu là kim chỉ nam để giải quyết vấn đề này?

Bạn thân mến,

Sẽ không có một phương pháp giáo dục chung cho tất cả mọi đứa trẻ.

Trước hết chúng ta muốn “trị bệnh” chúng ta cần tìm ra “nguyên nhân gây bệnh” là gì?

Để một người không giao tiếp tốt sẽ đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình khiến bạn giao tiếp không tốt:

Một là, bạn thiếu vốn từ vựng: nếu như bạn bị rơi vào trong trường hợp muốn nói một vấn đề nào đó nhưng bạn không biết phải dùng từ nào để diễn tả ý của mình, hoặc thường xuyên bạn sử dụng đi sử dụng lại những từ vựng thông thuộc đôi lúc dẫn đến việc dùng sai ngữ nghĩa của từ hoặc thậm chí đôi lúc bạn trở nên ú ớ không biết phải trình bày vấn đề như thế nào….đó là dấu hiệu những noron thần kinh vùng chức năng ngôn ngữ (não trái thuỳ thái dương) của bạn hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Việc bạn phải làm ngay lúc này là kích thích vùng chức năng ngôn ngữ hoạt động mạnh mẽ hơn bằng việc gia tăng vốn từ vựng của chính mình thông qua việc đọc sách, nghe nhạc, xem thời sự….

 Hai là, khả năng liên kết từ ngữ chưa thực sự hiệu quả: Hoạt động của tế bào thần kinh ở não trái thuỳ đỉnh đầu của bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm cho việc sắp xếp câu, cấu trúc từ ngữ của bạn. Nếu vùng chức năng này hoạt động yếu hơn những vùng khác, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong giao tiếp. Biểu hiện điển hình cho việc này là bạn hay bị dính lưỡi (lẹo lưỡi/líu lưỡi), khi nói chuyện hoặc viết lách câu từ của bạn sẽ dễ bị lủng củng, bạn khó khăn trong việc sắp xếp câu từ gãy gọn để truyền tải ý mình mong muốn.

Việc bạn cần làm ngay lúc này là tăng cường các hoạt động liên quan đến viết lách, làm văn, hoặc các công việc đòi hỏi sự khéo léo sẽ giúp bạn tăng cường hoạt động vùng chức năng này.

Ba là, khả năng kể chuyện của bạn chưa đủ hấp dẫn: nếu bạn đã từng gặp tình trạng lòng vòng khi nói chuyện, bạn không biết phải nói vấn đề nào trước vấn đề nào sau, hoặc bạn không có khả năng sâu chuỗi câu chuyện khiến cho cuộc giao tiếp của mình trở nên hấp dẫn hơn hoặc bạn hay bị đuối lý trong những cuộc thảo luận, tranh luận….đó là một trong những biết hiển của việc hoạt động không tốt của vùng chức năng logic ( não trái thuỳ trán) của bạn.

Vùng chức năng logic đảm nhiệm khả năng lý luận, sâu chuỗi vấn đề, khả năng dẫn dắt vấn đề của bạn, khi vùng chức năng này hoạt động yếu hơn những vùng chức năng khác cũng sẽ khiến bạn trở nên khó khăn trong việc ứng biến với những câu hỏi hay những tình huống bất ngờ trong giao tiếp một cách khéo léo.

Bạn cần tập luyện cho vùng chức năng logic của mình hoạt động linh hoạt và nhạy bén hơn nhé!

Bốn là, do khả năng tương tác xã hội của bạn chưa tốt lắm. Khả năng tương tác xã hội sẽ giúp cho chúng ta nhạy cảm trong việc nắm bắt trạng thái tâm lý, suy nghĩ của người đối diện nhằm giúp bản thân có những điều chỉnh phù hợp với đối tượng mình đang tiếp xúc.

Giao tiếp “vô duyên” cũng là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của khả năng tương tác xã hội kém.

Năm là, do bạn chưa tự tin với chính bản thân mình. Mặc dù mọi người xung quanh luôn khen bạn về kĩ năng giao tiếp của bạn rất tốt. Nhưng đối với bạn còn thiếu thiếu gì đó khiến bạn luôn cảm thấy tự ti và rụt rè về bản thân mình.

Hoạt động vùng chức năng não phải thuỳ trán không mạnh mẽ sẽ khiến bạn luôn có cảm giác tự ti với chính năng lực của mình bạn nhé.

Nếu bạn muốn biết được chính xác về năng lực giao tiếp của bạn hay của con bạn như thế nào, phân tích sinh trắc học dấu vân tay có thể giúp bạn!

Sinh trắc vân tay là bộ môn khoa học nghiên cứu mối liên hệ giữa vân tay và não bộ. Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được phân tích dữ liệu dấu vân tay có thể phân tích được hoạt động chức năng các vùng não bộ. Chính vì thế, bạn sẽ biết được chính xác những điểm mạnh – điểm yếu của bộ não bạn đang sở hữu là gì? và làm sao để sử dụng chúng một cách hiểu quả.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay với Elite Symbol để được hổ trợ thông tin chi tiết nhé!

——
🌟 SINH TRẮC VÂN TAY ELITE SYMBOL
🌍 85 Đường số 12, KDC CityLand Parkhills, Phường 10, Gò Vấp, Tp HCM
📞 Hotline: 02822 377 977 – 0898 347 349 (ZALO)
🌍 Website: Elite-symbol.com