Thực trạng hôn nhân hiện nay: có nhiều con số thống kê đã cho thấy rằng hiện nay, các cặp vợ chồng ly hôn ở độ tuổi khá trẻ và mới chỉ kết hôn từ 1-3 năm.
Cứ 2,7 cặp thì 1 cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ 30% và năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước. Số vụ ly hôn ở những gia đình trẻ (tuổi từ 25-35) ngày càng tăng. Nếu lý do ly hôn của các cặp vợ chồng trên 40 tuổi chủ yếu bị bạo hành gia đình thì với các cặp vợ chồng trẻ thường là bất đồng quan điểm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra là: mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).
Các bạn thân mến, trong đời sống vợ chồng, chắc hẳn chúng ta sẽ có những mâu thuẫn, có khi những mâu thuẫn đó không đến từ những chuyện lớn mà đến từ những chuyện rất nhỏ nhặt, có khi chỉ một sự thờ ơ, một sự vô tình, một sự vô tư cũng gây ra mâu thuẫn trong gia đình, giữa vợ chồng với nhau.
Một câu hỏi đặt ra ở đây là : tại sao mâu thuẫn vợ chồng lại rất dễ xảy ra cho dù người vợ và người chồng đều không muốn, hiển nhiên không ai muốn về sống chung với nhau để mâu thuẫn với nhau cả, và nguyên nhân ẩn chứa bên trong của những mâu thuẫn này là gì, liệu có cách nào để hóa giải, giảm bớt hoặc điều tiết để mối quan hệ vợ chồng được dễ thở hơn, thoải mái hơn và cả 2 có thể sống hạnh phúc hơn.
Dựa trên nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu, hôm nay Sinh Trắc Vân Tay Elite Symbol tổng hợp 4 yếu tố đang chi phối lớn nhất đến cuộc sống vợ chồng, và hi vọng với những thông tin Elite chia sẻ trong tài liệu này sẽ phần nào giúp ích quý khách hàng của mình trên con đường xây dựng một hôn nhân hạnh phúc. Trước hết, chúng ta cần nhận diện rõ các yếu tố ảnh hưởng này.
- Tiềm thức của 2 vợ chồng
Vậy tiềm thức là gì?
Tiềm thức là những thông tin mà mỗi người được tiếp nhận, được cài đặt từ 0 đến 14 tuổi, và những thông tin được cài đặt , được tiếp nhận trong giai đoạn 14 năm đầu đời này sẽ chi phối đến 80-90% các quyết định cũng như những hành vi của 1 con người sau này. Và theo thời gian, con người chúng ta chỉ đang dùng ý thức của mình để điều chỉnh tiềm thức, điều chỉnh những thói quen đã được cài đặt hồi bé, và đương nhiên có những việc ý thức không thể thay đổi được tiềm thức trong một sớm một chiều được.
Tiềm thức của mỗi người chúng ta bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa gia đình nơi chúng ta lớn lên, ảnh hưởng bởi lối sống, quan niệm sống của gia đình, dòng họ, thế hệ đi trước, vì mỗi người vợ, mỗi người chồng được sống và trải qua trong một gia đình khác nhau với một lối
sống khác nhau, cách giáo dục không giống nhau và quan điểm mỗi gia đình khác nhau, vì vậy, điều đó làm cho mỗi người chúng ta sẽ lớn lên và có một tiềm thức khác nhau.
Ví dụ: một người vợ lớn lên trong một gia đình mọi người đều tổ chức sinh nhật cho người thân, dù tới dịp sinh nhật, ai bận cỡ nào cũng sắp xếp về tham dự, còn truyền thống của gia đình người chồng thi không có việc này, nên dịp sinh nhật là một dịp không quá quan trọng, do đó khi hai người về sống chung thì người vợ sẽ thấy thất vọng vì đến sinh nhật mà không ai quan tâm, thậm chí còn cho rằng người chồng vô tâm. Một ví dụ khác, người chồng lớn lên trong một gia đình mà người cha mình lúc nào cũng áp đặt, bảo thủ, ra lệnh cho mẹ mình, và thậm chí dùng bạo lực khi người khác không nghe theo và làm theo ý của mình, và điều đó xảy ra nhiều năm đã ghim sâu vào tuổi thơ của người chồng. Còn người vợ thì lại được sống trong một gia đình mà mọi người rất yêu thương và quan tâm tới nhau, đều rất bình đẳng, trong nhà không ai dùng bạo lực với nhau.
Vì tiềm thức 2 người rất khác nhau, nên khi cưới nhau về thì người chồng do bị ảnh hưởng từ bố mình lúc trước nên cư xử với người vợ rất áp đặt, nóng tính, luôn muốn mọi điều mình nói ra vợ phải nghe lời và không được ý kiến, thậm chí còn đánh cô vợ này. Và người vợ không chịu nổi, mặc dù dùng tình cảm, nói ngọt để thay đổi chồng nhưng người chồng vẫn vậy, từ đó gây ra mâu thuẫn rất lớn. Thêm một ví dụ nữa, trong quá khứ, người chồng được dạy dỗ theo cách nuông chiều từ mẹ mình, không phải làm gì nhiều vì đã có mẹ làm hết, còn người vợ thì vì gia đình khó khăn nên mọi việc phải tự làm, không được cha me bảo bọc, mọi việc đều phải tự thân vận động, mâu thuẫn xảy ra khi 2 người có con, người chồng thì muốn dạy con theo kiểu mà mẹ mình đã dạy mình, tức là bảo bọc con, làm thay cho con tất cả mọi việc, và nghĩ như vậy là thương con. Còn người vợ thì dạy con theo kiểu con phải tự làm, ba mẹ chỉ hỗ trợ, không được ỷ lại, làm sai thì làm lại, và vì vậy mà hai vợ chồng mâu thuẫn lớn về cách dạy con.
Như vậy, tiềm thức của mỗi người khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách hành xử và xử lý một vấn đề phát sinh trong gia đình. Chúng ta không có quyền lựa chọn tiềm thức của mình vì chúng ta đã được ba mẹ và gia đình cài đặt, vì vậy, để hạn chế sự mâu thuẫn giữa tiềm thức, hai vợ chồng cần có những sự trao đổi, nhường nhịn nhau một chút và đưa ra một cách giải quyết hài hòa với mong muốn của cả hai.
2. Yếu Tố Tâm lý
Bạn có từng nghe qua tựa sách “ đàn ông sao hỏa, đàn bà sao kim” chưa. Đây là một quyển sách rất hay nói về tâm lý của 2 giới nam nữ. 90 % các cuộc cãi vã hay chia tay, thậm chí li hôn của các cặp đôi xuất phát từ việc họ không thấm nhuần được sự khác biệt căn bản về cách đàn ông và đàn bà suy nghĩ. Phụ nữ thì cho rằng đàn ông vô tâm, không chịu lắng nghe họ. Đàn ông cho rằng phụ nữ nói nhiều và toàn nói chuyện vô ích đâu đâu. Nếu hiểu được mấu chốt cốt lõi này thì 2 giới sẽ dễ thông cảm với nhau và dễ điều chỉnh trong mối quan hệ hơn.