Thấy Gì Từ Khả Năng Tập Trung Của Con?

Nếu bạn dẫn con mình đi đâu đó, đứa trẻ luôn tràn đầy năng lượng, đến những nơi công cộng hoặc các buổi hội họp mẹ sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng vì bé liên tục chạy nhảy chỗ này chỗ kia và không thể ngồi yên dù chỉ là vài phút. Đỉnh điểm là giai đoạn trẻ 4-5 tuổi, trẻ thường gây ra những trò đùa nghịch quá trớn khiến cha mẹ khó chịu. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng, tất cả các hành động của bé đều có lý do nhất định. Đừng đổ lỗi cho bản thân hành động mà hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến các bé trở nên mất tập trung.

tap-trung

Khả Năng Tập Trung Của Bé Ở Mức Độ Nào?

1. Bé không chịu ngồi yên mà ngồi cựa quậy

2. Bé vừa ăn, vừa đung đưa tay chân

3. Bé thường chen ngang khi bố mẹ nói chuyện

4. Bé không thể ngồi chơi một mình trong yên lặng

5. Bé đưa ra câu trả lời trước khi nghe xong câu hỏi

6. Bé không chăm chú lắng nghe khi mẹ nói chuyện

7. Khi ăn, bé thường ăn rất nhanh như thể bị ai đó hối thúc

8. Bé không thể tập trung xem những video có nội dung dành cho trẻ em

9. Bé không lắng nghe đến hồi kết khi bố hoặc mẹ đọc sách cho

10. Bé thường xuyên làm mất đồ dùng cá nhân như đồ chơi, dụng cụ học tập….

Nếu bé có trên 8 biểu hiệu trên, phụ huynh cần chú trọng nâng cao khả năng tập trung cho con.

Nếu bé có 5-7 biểu hiện, bé thuộc nhóm thiếu khả năng tập trung.

Nếu bé có 1-4 biểu hiện, bé không có vấn đề về khả năng tập trung.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN SAU DẪN ĐÊN SỰ MẤT TẬP TRUNG CỦA TRẺ

1. Mẹ đề ra những tiêu chuẩn cao khiến bé mất tập trung

Bé càng nhỏ thì khoảng thời gian tập trung càng ngắn. Do đó, bản thân việc mẹ yêu cầu bé ngồi yên mà không được làm gì đã là bất khả thi. Thời gian dành cho mỗi hoạt động của bé dưới 6 tuổi chỉ kéo dài 15 đến 30 phút. Việc đòi hỏi bé tập trung hơn mức thời gian này là điều nằm ngoài khả năng của bé. Bởi vậy, có thể nói việc bé ngồi im một chỗ không di chuyển ở những nơi công cộng trong hơn 30 phút là điều không thể!

Hơn nữa, các mẹ cũng thử suy nghĩ về việc nhìn nhận sự thiếu tập trung của bé trong những hoàn cảnh nhất định. Các buổi triển lãm hay nhà hát, nơi cử hành các lễ tiết, hội trường thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng đến mức phải căng mắt chú ý đến từng hành động vặt vãnh của bé, từ đó dẫn đến chỉ trích các bé. Người lớn liên tục thiết lập những tiêu chuẩn cao khiến chính họ mệt mỏi, đồng thời yêu cầu

các bé làm theo những quy định đó, kết cục không thể khách là khả năng tập trung của bé bị giảm sút.

Trước khi đưa ra kết luận rằng bé mất tập trung, các bậc bố mẹ nên thay đồi cách suy nghĩ. Thông thường, khi nhận định về việc bé có mất tập trung hay không, người ta nhắc đến khái niệm “Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý”. Nhưng những bé khỏe mạnh có chiều hướng tăng hoạt động hơn bình thường. Do đó, các bậc phụ huynh cũng không nên nhìn nhận vấn đề này một cách quá nhạy cảm.

2. Không có bé nào mất tập trung mà không có lý do

Như đã đề cập ở phần trước, mỗi hành động của bé đều gắn với một lý do nhất định. Các bậc cha mẹ có thể giảm thiểu những hành động tản mạn của bé nếu chúng ta biết lắng nghe và tìm ra nguyên nhân khiến bé mất tập trung.

Quát mắng con mỗi ngày, ép buộc, áp đặt chỉ làm cho tính cách của bé thay đổi theo chiều hướng xấu hơn. Các bà mẹ hãy thử tìm ra nguyên nhân khiến các bé mất tập trung, đưa ra các yêu cầu phù hợp với cảm thấy

Để nâng cao khả năng tập trung của con:

1. Hạn chế cho bé đến chốn quá đông người: Những bé có dấu hiệu mất tập trung thường tự cảm thấy mệt mỏi với những hành động của bản thân. Do khả năng điều khiển bản thân của bé chưa hoàn thiện nên dù thấy mệt đến mấy mà có nhiều tác nhân gây kích thích ở xung quanh, bé sẽ có những hành động mất tập trung.

2. Sắp xếp đồ vật trong nhà một cách hợp lý: Môi trường trong gia đình rất quan trọng. Bất cứ ai cũng có thể trở nên mất tập trung trong không gian ồn ào khi phải

nhìn quá nhiều thứ và nghe quá nhiều âm thanh. Vì vậy, hãy thu dọn bớt đồ đạc có khả năng kích thích sự tò mò của trẻ và sắp xếp hợp lý, gọn gàng và đơn gian nhất những đồ vật ở những nơi bé thường xuyên sinh hoạt, vui chơi hằng ngày.

3. Đừng can thiệp vào việc bé đang làm: Khi con đang tập trung, cách tốt nhất là mẹ hãy tránh đi chỗ khác. Hãy hoãn việc dọn dẹp phòng ốc cho dù phòng con có bừa bộn đến đâu đi chăng nữa. Nếu con đang hăng say với việc con đang làm đừng làm phiền con để con phải chú ý đến bạn.

4. Hãy cho bé cơ hội giải phóng năng lượng: Nếu con hay mất tập trung thường sẽ rất dồi dào năng lượng. Nếu không được giải phóng nguồn năng lượng đó, bé sẽ cảm thấy vô cùng buồn chán. Bởi vậy, hãy thường xuyên tạo cơ hội cho bé chạy nhảy thỏa thích. Việc kết hợp đồng thời các trò chơi gia tăng tập trung như xếp hình, vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, chụp ảnh….sẽ giúp con gia tăng sự tập trung.

5. Hãy chuẩn bị đồ dùng cần thiết khi cùng bé đến những nơi công cộng: Khi bé phải theo mẹ đến những nơi công cộng, mẹ hãy chuẩn bị các đồ vật có thể gây hứng thú cho bé như bút chì, giấy, màu vẽ, sách con thích. Điều này giúp bé trải nghiệm niềm vui trong tĩnh lặng. Hoặc nếu phải ở lâu một chỗ, thỉnh thoảng dắt bé ra ngoài chốc lát. Nhiều bậc cha mẹ cần chú ý xem xét năng lực kiểm soát hành vi của bé trong khoảng thời gian đi cùng bé đến nơi công cộng.