Nói dối là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em trong mọi lứa tuổi. Điều này nếu diễn ra thường xuyên thành thói quen sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Vì thế, trong tình huống này, bố mẹ cần kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và có được cách giáo dục phù hợp.
Sau đây, Elite Symbol xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh một số cách dạy con hay nói dối. Hãy áp dụng thử nhé!
Nguyên nhân trẻ nói dối
Khi càng lớn, mức độ nói dối của trẻ lại càng trầm trọng và có phần ‘tinh vi” hơn. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đến nhiều người dùng quanh. Vì thế để tránh tình trạng này xảy ra, cũng như việc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ nên uốn nắn tật nói dối này từ khi con còn nhỏ.
Trẻ nói dối xuất phát từ nhiều nguyên nhân và hướng đến nhiều mục đích khác nhau. Một vài trường hợp có thể là trẻ vô tình quên, hay chưa phân biệt được thực tế và tưởng tưởng, hoặc có thể do trẻ muốn được khen ngợi, trẻ sợ bị la mắng, trẻ bắt chước bạn bè hoặc trẻ muốn được cha mẹ quan tâm hơn…
Để có được cách dạy con hay nói dối hiệu quả nhất, việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hãy trò chuyện nhiều hơn với con thông qua các kênh thông tin khác để tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nói dối.
Thông thường trẻ hay nói dối thường xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như sau:
– Sợ bố mẹ la mắng, trách phạt khi nói ra sự thật.
– Con muốn làm bố mẹ vui lòng.
– Con muốn bảo vệ, bao che cho một người nào đó.
– Con sợ phải làm một việc gì đó.
– Con muốn nhận được sự chú ý của mọi người xung quanh.
– Con bắt chước theo các bạn khác.
– Ở một số trẻ, con có trí tưởng tượng quá phong phú nên luôn cảm thấy nhàm chán với hiện tại và chúng luôn mơ tưởng nhiều điều kỳ lạ là coi đó là sự thật.
– Và cuối cùng trẻ còn chưa đủ khả năng nhận thức được rằng nói dối là một sai lầm, một thói quen không tốt.
Khi tìm được nguyên nhân của việc trẻ hay nói dối, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu được bản chất của vấn đề. Vai trò quan trọng của việc hướng đến sự chân thật hay tác hại khôn lường của việc nói dối thường xuyên. Điều này sẽ giúp bé hiểu, dần dần thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn hơn.
Cách dạy con hay nói dối hiệu quả
Cách ứng xử khôn ngoan của cha mẹ khi con hay nói dối là điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần có được. Bởi lẽ điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh nhận thức, suy nghĩ của các bé về bố mẹ, những người xung quanh và môi trường sống hàng ngày.
Để có được cách dạy con hay nói dối hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo ngay những bài học sau:
- Bố mẹ cần làm gương cho trẻ
Nhiều trẻ có suy nghĩ nói dối và một việc hết sức bình thường bởi: “Con cũng thấy bố mẹ nói dối mà có sao đâu”. Vì thế để trẻ không nói dối thì bố mẹ hãy là người đầu tiên cần thực hiện đức tính trung thực để con noi theo. Bởi khi còn nhỏ, trẻ luôn học theo những điều người lớn làm, do đó, bố mẹ tuyệt đối không được nói dối với chính trẻ hay nói dối trước mặt trẻ.
- Có hình phạt phù hợp khi trẻ nói dối
Khi trẻ nói dối, bố mẹ không chỉ áp dụng việc giải thích, phân tích cho con hiểu mà cần kết hợp thêm hình phạt để trẻ ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng hình phạt cũng cần có phù hợp với tình huống để trẻ không lặp lại tình trạng này nữa.
Một số hình phạt mà bố mẹ có thể tham khảo đó là:
– Bắt bé đứng khoanh tay trong khoảng 10 đến 20 phút để suy nghĩ về lỗi lầm của mình và có lời hứa không tái phạm.
– Bắt trẻ ghi lại những điều mình đã nói dối và hứa sẽ không nói dối nữa.
Hình phạt tuy nhẹ nhưng đủ răn đe để trẻ khắc sâu vào suy nghĩ không nói dối nữa. Bạn không nên dùng những hình phạt quá nặng bởi chúng có thể gây nên những tác dụng ngược.
- Hãy trả vờ là mình đã quên lỗi của trẻ.
Khi đã nhắc nhở và có hình phạt thích hợp cho hành vi nói dối của con, cũng như yêu cầu con hứa không tái phạm thì bố mẹ nên thể hiện lòng tin của mình với bé. Bố mẹ có thể trả vờ là mình đã quên lỗi của trẻ, tuyệt đối không nhắc đi nhắc lại lỗi lầm và dùng nó để chỉ trích con. Điều này sẽ con thấy mặc cảm, sợ hãi và đôi khi khiến trẻ mất lòng tin vào bố mẹ.
- Khuyến khích con trung thực
Khi con mắc lỗi, dù đã dùng nhiều cách nhưng con vẫn không nói ra sự thật thì bố mẹ sẽ áp dụng hình phạt thật nặng với con. Tiếp đến hãy thỏa thuẫn với trẻ rằng, khi con mắc lỗi nhưng thành thật thì bố mẹ có thể tha thứ cho con và con vẫn sẽ được mọi người yêu thương. Còn ngược lại nếu con nói dối thì sẽ không còn ai muốn chơi với con nữa.
Bất kì đứa trẻ nào cũng đã từng một lần nói dối, là cha mẹ hãy biết cách dạy con hay nói dối để giúp con bỏ ngay tính xấu này để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách sau này. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong giáo dục con.
Chúc bạn luôn thành công.