Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao một số người học thuộc rất nhanh, chỉ cần 5-10 phút họ đã nắm hết nội dung của bài và trả lời vanh vách khi giáo viên hỏi? Trong khi đó một số người thì ngược lại, không thể nhớ bài nổi dù đã cố gắng dùng mọi cách?
Tất cả đều có nguyên nhân hết bạn ạ. Và tin mừng là chúng ta hoàn toàn khắc phục được tình trạng này với những mẹo nhỏ sau:
- Nắm nội dung cốt lõi bạn cần học thuộc
Đây là yếu tố quyết định giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Bởi lẽ, tất cả chỉ là “học vẹt” nếu bạn không hiểu vấn đề. Cách này không hề đạt hiệu quả, thậm chí nó còn gây lãng phí thời gian nữa. Gợi ý cho bạn là đọc sơ một lượt toàn bài, gạch đầu dòng một số ý chính khi học thuộc.
Còn ở trên lớp, sau mỗi tiết học bạn cố gắng tổng hợp lại xem thầy cô đã dạy những nội dung chính gì. Đây sẽ là cách giúp bạn tiết kiệm 50% thời gian học thuộc.
- Chú ý đến cách trình bày
Bạn có thể trình bày những nội dung chính của bài theo sơ đồ tư duy dạng hình cây, nhánh, đám mây hoặc vẽ theo những gì mà bạn thích và cảm thấy dễ học. Ngoài ra bạn có thể chú thích bằng một vài hình ảnh thực tế nữa nhé! Trình bày có đẹp hay không còn phụ thuộc vào độ khéo léo của bạn nữa. Nếu muốn biết khả năng khéo léo của mình tới đâu, bạn có thể làm bài kiểm tra sinh trắc học dấu vân tay cho bé tại Elite Symbol.
- Chia bài học thành những mục nhỏ
Bạn sẽ rất ngán ngẩm khi phải nhai cả mớ tài liệu dày đặc chữ nghĩa. Do đó, hãy chia chúng thành những phần nhỏ. Sau đó, bạn tập trung giải quyết từng phần. Cách chia nhỏ mục tiêu này sẽ giúp bạn có động lực hơn khi hoàn thành được lần lượt từng nhiệm vụ. Nó tạo cho bạn sự hào hứng và cảm thấy việc học bài thật nhẹ nhàng.
- Kết hợp giữa lý thuyết và liên hệ thực tế
Với những kiến thức sử dụng nhiều con số như ngày tháng năm hoặc đặc điểm các vùng địa lý…, bạn có thể vận dụng sự liên tưởng. Chẳng hạn như sự kiện lịch sử, bạn hãy liên tưởng tới những bộ phim mình từng coi gắn liền với dấu mốc lịch sử gì. Bạn xâu chuỗi những sự kiện lịch sử đó thành giai đoạn lớn, trong đó có các giai đoạn nhỏ và các mốc thời gian. Ngoài ra bạn có thể liên tưởng tới những chuyến du lịch đến các vùng đất. Chẳng hạn như ở Đà Lạt thì khí hậu có gì đặc trưng, tại sao như vậy, nó nằm trong khu vực nào của cả nước, bị ảnh hưởng khí hậu từ những yếu tố nào.
- Tập thói quen ghi chép khi học
Ghi chép là cách giúp bạn nhớ bài nhanh và nhớ lâu. Đồng thời, nó giúp bạn hệ thống lại tất cả các kiến thức thành dạng kí tự ngôn ngữ, sơ đồ hoặc hình vẽ. Kết hợp giữa kênh nghe và kênh nhìn, bạn sẽ khắc sâu những gì được học hơn.
Với những đoạn bài học dài, bạn chỉ nên ghi lại những ý chính. Còn đối với những công thức, định luật bạn nên nhẩm lại nhiều lần để nhớ chính xác, tránh trường hợp “sai một ly đi một dặm”.
- Tưởng tượng những gì vừa được học
Tưởng tượng làm bạn mất thêm thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn. Thậm chí bạn còn ngộ ra nhiều vấn đề mới mẻ nữa. Đây sẽ là cứu cánh cho bạn trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Bởi vì chỉ cần nhớ được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấy bạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất nhanh.
- Chọn không gian học phù hợp
Nếu học thuộc, bạn hãy chọn những không gian yên tĩnh, không có nhiều người qua lại, ánh sáng vừa đủ. Ngoài ra, bạn có thể chọn vị trí học bài ở gần góc cửa sổ để tâm trạng cảm thấy phấn chấn hơn. Xung quanh có thể trang trí một số chậu cây hoặc bể cá giúp bạn giải tỏa căng thẳng và có được không gian mở khi học tập. Cách này giúp não bộ hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Xem thêm: Đo lường khả năng chịu đựng áp lực của bạn bằng bài trắc nghiệm