Thực hiện cách “sống xanh” là điều mà tất cả mọi người nên làm để thân thiện hơn với thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. Với trẻ nhỏ cũng vậy, cha mẹ hãy dạy bé cách sống xanh để tạo hình thành thói quen này cho con. Thậm chí khi còn bé, con sẽ chẳng nhận ra là mình đang học nữa.“Sống xanh” là cách sống thân thiện với môi trường mà các bé nên được học ngay từ khi còn nhỏ.
Xem thêm: Dạy bé yêu hiểu được giá trị của đồng tiền
Dưới đây là một số chia sẻ giúp bố mẹ dạy bé 6 – 12 tuổi để bé “sống xanh”.
Dạy con tiết kiệm nước
Bé học tiểu học đã có thể nhận thức tương đối tốt, do đó bố mẹ có thể dạy bé hiểu về tầm quan trọng của nước, nước là nhu cầu thiết thực và cần phải tiết kiệm. Trong khi hướng dẫn bé cách vệ sinh cá nhân, mẹ phải luôn nhắc nhở bé phải tắt vòi nước khi không dùng đến để khỏi lãng phí. Ví dụ như khi đang chải răng, khi kì cọ,…
Dạy con tiết kiệm năng lượng
Bé có lẽ sẽ chưa thể hiểu chính xác về khái niệm năng lượng nhưng ở tuổi này bố mẹ hãy giúp bé tạo những thói quen cơ bản để tránh lãng phí điện năng. Hãy đề ra những quy tắc nhất định trong nhà như: tắt tivi, máy tính khi không xem nữa; học xong thì phải tắt đèn học; tắt đèn khi ra khỏi phòng tắm hay trước khi đi ngủ, đi ra ngoài chơi thì tắt đèn và quạt,…
Đặc biệt, để dạy con tiết kiệm điện năng thì bố mẹ phải là tấm gương tốt cho con, để bé có thể nhìn thấy người lớn thường xuyên thực hiện và học hỏi theo.
Dạy con nhận thức về rác
Ở tuổi này, bố mẹ có thể dạy cho những hiểu biết cơ bản về rác, rồi từ đó dạy bé những điều nên làm và không được làm với rác thải. Dạy con cách bỏ rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, không được vứt rác bừa bãi trong mọi trường hợp.
Hãy để bé thực hành việc này ngay ở nhà, và hãy nhắc nhở con khi con làm sai. Tất nhiên, bạn cũng phải là người tuân thủ việc này tốt hơn cả để làm tấm gương cho con.
Bố mẹ cũng có thể dạy con cách phân biệt các loại rác: rác không thể tái chế và có thể tái chế, rác có thể tái sử dụng. Và hãy cho con nhận thức được rõ rằng túi nilon không thể tái chế được, phân hủy rất lâu nên cần hạn chế sử dụng. Để giúp bé dễ nhớ hơn, mẹ nên cho bé tham gia hỏi đáp các câu hỏi ngắn. Chẳng hạn như:
– Thùng carton có thể tái chế được không? – Có.
– Hộp sữa giấy có thể tái chế được không? – Không vì lớp bên trong là nilon nên không có khả năng tái chế.
Giúp bé yêu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên
Mẹ có thể nhờ bé phụ giúp việc tưới cây trong gia đình. Hoặc có thể cho bé tham gia làm một vườn rau nhỏ cùng mọi người trong nhà.
Hãy để bé tham gia từ khâu gieo hạt, chăm sóc và tưới cây, tình yêu cây cối sẽ của bé sẽ được nhân lên nhiều đấy. Đặc biệt, mẹ cần dạy cho bé rằng không được ngắt hoa, bẻ cành nơi khi chưa được sự cho phép. Đó là một hành vi xấu, phá hoại thiên nhiên mà con không được làm.
Trên đây chúng tôi chia sẻ với quý phụ huynh một số cách giáo dục xanh cho các bé. Hy vọng chúng sẽ là thông tin bổ ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con của mình.