Công nghệ Sinh trắc học (Biometric) là một công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý hoặc các mẫu hành vi, các đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, khuôn mặt, dáng đi,… để nhận diện con người.
Cùng đọc bài viết Giới thiệu về sinh trắc vân tay dưới đây để có cái nhìn toàn diện về khoa học này nhé.
- Sinh trắc học dấu vân tay là gì?
Công nghệ Sinh trắc học (Biometric) là một công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý hoặc các mẫu hành vi, các đặc điểm sinh học đặc trưng như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, khuôn mặt, dáng đi,… để nhận diện con người.
Công nghệ sinh trắc học được áp dụng phổ biến và lâu đời nhất là công nghệ nhận dạng dấu vân tay. Dấu vân tay là một đặc điểm quan trọng để phân biệt giữa người này và người khác. Kỹ thuật này được đánh giá sẽ là chìa khoá của một cuộc cách mạng công nghệ mới, khi những thiết bị có khả năng nhận dạng vân tay để bảo vệ dữ liệu được ứng dụng ngày càng nhiều.
Ngành khoa học Sinh trắc dấu vân tay dựa trên những thành tựu khi nghiên cứu về di truyền học, phôi học, sự cấu tạo của vân da tay và não bộ. Khoa học sinh trắc vân tay đã phân tích mật độ, độ ngắn dài của vân tay, hình dạng của vân tay… để phân tích chỉ số TFRC và các năng lực tiềm ẩn của não bộ.
- Lịch sử ngành sinh trắc dấu vân tay
– Năm 1823: Nhà khoa học Joannes Evangelista Purkinji tìm thấy các mô hình và hình dạng của ngón tay.
– Năm 1880: Henry Faulds và W.J Herschel, trong một công trình công bố tên là “Nature”, đã đề xuất sử dụng vân tay như là phương thức độc đáo để xác định bản chất của con người.
– Cuối thế kỉ 19 năm 1880: Tiến sĩ Henry Faulds đưa ra lý luận số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) có thể dự đoán tương đối chính xác mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của con người được thừa kế trong đó có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.
– Năm 1892: ông Francis Galton đã chỉ ra rằng: vân tay của những cặp song sinh, anh em và di truyền cùng dòng máu thì có sự tương đồng. Chính điều này đã mở ra ngành nhân học.
– Năm 1926: Harold Cummins đề xuất “Dermatoglyphics” (Sinh trắc học dấu vân tay) như là một thuật ngữ cho chuyên ngành nghiên cứu dấu vân tay tại Hiệp hội hình thái học của Mỹ. Từ đó, Dermatoglyphics chính thức trở thành một ngành nghiên cứu riêng biệt. Tiến sĩ Harold Cummins đưa ra lí luận chỉ số cường độ vân tay PI, giá trị RC, số lượng tam giác điểm, hình dạng vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những đầu ngón tay có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.
– Năm 1930: Hiệp hội nghiên cứu hình thái sinh lý học (viết tắt là SSPP: Society for the Study of Physiological Patterns) bắt đầu công trình nghiên cứu 5 chủng vân tay và những nét đặc trưng độc đáo của nó.
– Năm 1985: Tiến sĩ nổi tiếng Chen Yi Mou – Đại học Havard nghiên cứu Sinh trắc vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên phương pháp này được áp dụng Sinh trắc dấu vân tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay.
3.Ứng dụng của ngành sinh trắc dấu vân tay
Nghiên cứu về ngành Sinh trắc dấu vân tay đã có tuổi đời hơn 200 năm. Kết quả nghiên cứu này đã được áp dụng trong ngành nhân học, di truyền học, y học và thông kê giúp giải mã khả năng tiềm ẩn của con người.
Những quốc gia như Nga, Trung Quốc, và Đài Loa, Malaysia, Singapore đã áp dụng kỹ thuật này trong các lĩnh vực như: thể thao, đào tạo, quản trị nguồn nhân lực, tuyển dụng, giải trí và ngay cả định hướng thiên tài.
Mỗi người trong chúng ta đều có tiềm năng riêng, điều quan trọng là thời gian phát hiện và vun đắp cho những tiềm năng đó là khi nào và mất khoảng thời gian bao lâu?
Cha mẹ là người dưỡng dục con cái nên là người hiểu về con em mình hơn ai hết. Tuy nhiên, cần bao nhiêu thời gian để bạn có thể phát hiện được tố chất bẩm sinh của trẻ? Ngay hôm nay, 10 năm sau hay lâu hơn nữa? Làm thế nào để giao tiếp với con hiệu quả nhất? Hãy đến với sinh trắc vân tay Elite Symbol để được tư vấn cụ thể và chính xác các nội dung về khoa học này như: Dấu vân tay bao lâu thì mất, sinh trắc vân tay có đúng không, sinh trắc vân tay có khám phá được khả năng của con người không… Chúc các bạn thành công!