Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho bé 3 tuổi

Ở thời điểm 3 tuổi bé bắt đầu hình thành kĩ năng giao tiếp của mình. Những hành động và lời nói của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của bé.

Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu hình thành kĩ năng giao tiếp, tuy nhiên chúng chỉ mới ở hình thức mô phỏng. Do vậy, những câu nói dường như chỉ vô tình của cha mẹ cũng có thể khiến trẻ biểu đạt xúc cảm, mong muốn và dần dần hình thành lối giao tiếp của bé.

Xem thêm: Giáo dục cách sống xanh cho trẻ 6 -12 tuổi

Kĩ năng giao tiếp của bé 3 tuổi

Lên 3 tuổi là thời điểm kỹ năng giao tiếp của bé bắt đầu phát triển. Bố mẹ có thể nhận ra điều này khi thấy con mình bắt đầu có hành động thể hiện mong muốn và đòi người khác làm cái này cái kia.

Bé thường bắt chước hành động của bố mẹ và mô phỏng theo

Theo các bác sỹ và chuyên gia về thai sản, ở 3 tuổi, bé đã biết được khoảng 300 từ và có thể nói 1 câu từ 3-4 từ hoặc nhiều hơn. Đặc biệt, bé có thể bắt chước âm tiết từ người lớn nhưng vẫn phát âm sai nhiều từ…

Bé thường rất chú ý đến hành đồng của bố mẹ và bắt chước hay mô phỏng theo, dần dần hình thành lối giao tiếp cho riêng mình.

Làm thế nào giao tiếp với bé?

Gây sự chú ý cho bé: Các bé 3 tuổi thường chỉ tập trung được tầm 5-10 phút là nhiều, do đó muốn gây sự chú ý với bé, mẹ nên từ tốn nói chuyện. Không nên nói to, quát mắng bé vì có thể khiến bé sợ hãi. Việc các bậc phụ huynh nói chuyện nhỏ nhẹ thu hút bé hơn, và bé sẽ chạy đến gần bố mẹ hơn để nghe cho rõ mẹ muốn nói gì.

Không nên quát to và mắng bé

Kích thích trí tò mò của bé: 3 tuổi bé đã có thể biết được thế nào là bí mật và một bí mật thực sự gây ra hứng thú cho bé. Vì vậy, bạn có thể tận dụng điều này, nhỏ nhẹ chia sẻ những bí mật, hứa hẹn đơn giản với bé sẽ khiến bé thích thú hơn và chú ý vào câu chuyện.

Cha mẹ hãy đặt ra các câu hỏi và khuyến khích bé trả lời dài hơn: Cha mẹ nên hạn chế đặt những câu hỏi có/không cho con mà hãy đặt những câu hỏi gợi mở hơn như: “hôm nay ở lớp cô giáo cho con ăn món gì?” hay “Món ăn nào con thích nhất nhỉ?” thay vì hỏi “Kẹo ngon nhất đúng không con?”

Đặt cho bé những câu hỏi để bé trả lời

Dùng nhiều từ ngữ hơn khi trò chuyện với con: Ví dụ như “cô Liên là cô giáo của Bo đấy. Ở lớp Bo phải nghe lời cô, không được hư”. Bé sẽ ý thức được “cô Liên”, “cô giáo” là cùng mô tả về một người… Cách này rất có tác dụng trong việc làm tăng vốn từ của bé.

Cho bé nghe những câu chuyện cổ tích: Mẹ có thể đọc truyện cổ tích cho bé trước khi đi ngủ và hỏi xem bé thích nhân vật nào nhất, tại sao con lại thích nhân vật ấy… Thậm chí có thể biến bé thành những nhân vật chính trong câu chuyện mẹ tự tạo ra, bé sẽ cảm thấy rất hứng thú. Hoặc bố mẹ cũng có thể cho bé tham gia những giờ kể chuyện ở thư viện hay nhà sách, đưa bé đi xem các tiết mục rối nước, cho bé tham gia các trò chơi tập thể ở công viên… sẽ rất tốt để hình thành ngôn ngữ cho bé.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những cách để phát triển kĩ năng giao tiếp của bé 3 tuổi. Hy vọng chúng sẽ là thông tin bổ ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái của mình.