Bill Gates đã dạy con theo những nguyên tắc nào?

Trở thành tỉ phú từ năm 31 tuổi, Bill Gates không chỉ được ngưỡng mộ về khả năng làm giàu mà còn là người mẫu mực trong việc giáo dục con cái. Cùng sinh trắc học dấu vân tay Elite Symbol tìm hiểu xem vị tỉ phú này đã dạy con như thế nào nhé!

Ông đã đưa ra 5 bài học cuộc sống tựa như 5 nguyên tắc cốt lõi để uốn nắn tính cách cho con ngay từ khi chúng còn nhỏ. Đây cũng chính là gợi ý cho nhiều bậc phụ huynh áp dụng vào việc dạy con của mình.

Xem thêm: Bật mí bí quyết dạy con thông minh

  1. Nếu muốn có thứ gì đó, con phải làm việc chăm chỉ

Đây là điều mà Bill Gates đã giáo dục con ngay từ khi chúng còn nhỏ. Để có những khoản tiền tiêu vặt, con ông cần thường xuyên làm việc nhà hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó mới được trả công. Đây là điều mà cha mẹ có thể áp dụng, chẳng hạn con muốn có 1 món đồ chơi hoặc 1 chuyến đi du lịch, bạn phải đưa ra thử thách hoặc nhiệm vụ tương ứng cho con hoàn thành rồi mới trả công xứng đáng.

Tỷ phú dạy con cái phải biết chăm chỉ
Tỷ phú dạy con cái phải biết chăm chỉ
  1. Không chiều chuộng con

Dù là đại gia nhưng ông không bao giờ đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con. Ông đưa ra những quy tắc khi muốn sở hữu một món đồ nào đó, chẳng hạn như điện thoại hay xe… Cả 3 con của ông đến sinh nhật lần 13 mới có được chiếc điện thoại đầu tiên.

Ông cũng sẵn sàng nói lời từ chối khi thấy yêu cầu của con không phù hợp và không cần thiết.

  1. Nếu làm những việc tốt, con sẽ được đền đáp

Đối với Bill Gates, nhân cách con người cũng là một yếu tố quan trọng. Trong đó, phải kể đến lòng yêu thương và bác ái. Chính vì thế, ông và vợ mình đã giáo dục con những điều này rất sớm. Bằng cách là ông dạy 3 con mình dành ⅓ số tiền tiêu vặt mà cha mẹ cho hàng tháng để lập ra một quỹ từ thiện. Ngoài ra vợ chồng và các con ông thường xuyên có nhiều hoạt động từ thiện để cùng nhau tham gia.

Bạn có thể dạy con làm việc có ích theo cách riêng của mình, chẳng hạn như: tặng đồ chơi cũ hoặc quần áo cũ hoặc lương thực cho những người kém may mắn hơn.

  1. Thay vì cho con cá, hãy cho con chiếc cần câu

Là người làm cha mẹ, ai cũng muốn bảo vệ con mình tránh xa những nguy hiểm. Nhưng chúng ta không thể làm điều đó suốt đời. Vì thế thứ chúng ta cần trang bị cho trẻ là khả năng tự vệ, sự tự lập, mạnh mẽ để có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình và đối mặt với những thách thức.

Nhận ra điều đó, Bill Gates đã quyên góp phần lớn tài sản của mình cho tổ chức từ thiện do ông sáng lập. Bởi lẽ ông muốn con tự mình kiếm tiền để cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống. Điều mà ông đầu tư cho con là giáo dục chất lượng. Bởi ông tin rằng, giáo dục chính là chiếc cần câu giúp con ông biết cách tự tạo thành công cho bản thân.

  1. Theo đuổi ước mơ và đam mê

Bill Gates có được thành công như ngày hôm nay là nhờ ông sớm nhìn thấy được ước mơ và niềm đam mê của mình. Đồng thời, ông cũng được tự do phát triển đúng khả năng thực sự của bản thân. Đó cũng là điều mà ông chia sẻ khi được phỏng vấn trong chương trình Larry King.

Rút kinh nghiệm từ bản thân, ông muốn con của mình cũng sẽ làm được điều tương tự. Ông giúp con mình tìm ra niềm đam mê của mình bằng cách khuyến khích các con trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cách Bill Gates dạy con thông minh
Cách Bill Gates dạy con thông minh

Các bậc phụ huynh có thể làm điều tương tự với con mình bằng cách chú ý đến sở thích của trẻ, công nhận tài năng và sẵn sàng hỗ trợ việc theo đuổi đam mê đó.

Ngoài ra, để giúp con định hướng phát triển đúng sở trường, bạn có thể kiểm tra sinh trắc học vân tay cho con. Bài báo cáo này được thực hiện có cơ sở khoa học sẽ giúp bậc cha mẹ khám phá tính cách bẩm sinh và năng lực cốt lõi của con.

Phương pháp này dựa vào đặc điểm dấu vân tay như mật độ, hình dạng, cách sắp xếp các đường vân trên 10 đầu ngón tay. Từ đó, chuyên viên kiểm tra sẽ đưa ra những thông tin như:

  • 4 chỉ số IQ, EQ, CQ, AQ
  • 8 loại hình thông minh: logic- toán học, nội tâm, tương tác, vận động, thị giác, âm nhạc, ngôn ngữ, thiên nhiên.
  • 10 vùng chức năng não bộ: lãnh đạo, quản lý, logic, tưởng tượng, vận động thô, vận động tinh, âm thanh, ngôn ngữ, thẩm mỹ, quan sát
  • Phương thức tiếp nhận thông tin: nghe, nhìn, vận động
  • Xu hướng phát triển của não
  • Tính cách bẩm sinh