Khi gia đình bạn sắp đón thêm một thành viên mới, cả nhà sẽ rất háo hức, chờ đợi. Riêng anh, chị của em bé cũng có những diễn biến tâm lý thay đổi khi mình sắp được lên chức. Vậy phải làm sao để chuẩn bị tốt tâm lý cho bé?
Góp phần vun đắp, gắn chặt tình cảm anh, chị em. Đặc biệt là cho bé lớn khi con sắp có em và sắp mất đi vị trí độc tôn trong gia đình? Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá quan trọng, cần thiết!
Xem thêm: Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi
Hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ ngay khi bạn mang bầu
Khi bé lớn nhận thấy thay đổi ở bụng mẹ, hãy giải thích cho con hiểu mẹ đang có em bé. Con sắp được làm anh, chị. Tập cho trẻ có thói quen, hành động quan tâm, yêu thương em bé hàng ngày như: Thơm bụng bầu của mẹ. Nói yêu em bé. Chúc em bé trong bụng mẹ ngủ ngon. Thậm chí mẹ còn có thể đóng vai em bé để trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp cho trẻ thấy gần gũi và yêu thương em bé ngay khi em chưa sinh ra. Và cảm thấy mình có vị trí quan trọng với em.
Cho trẻ tham gia vào những hoạt động liên quan đến em bé:
Để trẻ hiểu hơn về sự hiện diện của em bé, bố mẹ có thể cho trẻ cùng đi khám thai. Xem hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Cho xem ảnh siêu âm của em. Lựa mua quần áo cho em. Đi tập thể dục cùng mẹ và cùng nói chuyện về em bé, đặt tên gọi cho em bé…
Khi em bé sinh ra rồi bạn hãy cho anh, chị cùng tham gia chơi đùa, tiếp xúc với em bé như: cùng nằm nghe mẹ đọc truyện. Phụ giúp mẹ lấy khăn tắm cho em. Đi tắm nắng cùng em, hát cho em bé nghe, trông em bé ngủ, đẩy xe, nôi cho em…Khi trẻ làm tốt, bố mẹ hãy khen ngợi con kịp thời và khuyến khích những hành động tốt đẹp ấy. Đảm bảo trẻ sẽ rất thích thú và thấy yêu em hơn.
Bố mẹ hãy là cầu nối quan trọng gắn kết tình cảm anh chị, em:
Hãy quan tâm và để ý những diễn biến tâm lý ở trẻ. Hẳn là có lúc con bạn sẽ rất tủi thân vì bố mẹ dành phần lớn thời gian chăm cho em bé còn nhỏ. Hãy ôm ấp, thủ thỉ trò chuyện với trẻ nhiều hơn, hạn chế quát nạt con.
Khi xuất hiện thêm một em bé, thế giới của trẻ bị thay đổi. Sự chăm chút của gia đình không còn nhiều như trước. Trẻ rơi vào trạng thái lo sợ bị bố mẹ bỏ rơi. Thường xuyên ghen tị với em. Trẻ nhõng nhẽo hơn, dễ khóc, dễ ăn vạ…
Trong giai đoạn này, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến những biến đổi tâm lý của trẻ. Từ lời nói, hành động bên ngoài để có sự chấn chỉnh hợp lý. Nếu không nắm bắt và hiểu con, trẻ dễ dàng hình thành nhiều thói quen xấu. Tính nết cục cằn, khó chịu, thậm chí trẻ còn có nguy cơ bị tự kỷ.
Khi trẻ có những hành động xấu như cấu, đánh trộm em, hãy ngăn chặn từng chút một. Không nên đánh đòn vì làm vậy trẻ có thể tiếp tục lén lút đánh em khi không có ai. Cách tốt nhất là nên nói cho con hiểu làm như vậy là không đúng. Em bé còn quá nhỏ, con lớn hơn phải yêu thương và bảo vệ em. Đặc biệt, đừng bao giờ nên so sánh hai đứa trẻ với nhau. Thay vào đó nên thể hiện sự công bằng và khen ngợi mỗi khi con làm đúng.
Có thể thấy, ở mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có cách khác nhau để bố mẹ có cách chuẩn bị tâm lý cho đứa con lớn trong việc được “lên chức”. Các ông bố bà mẹ nên nắm bắt tâm lý, tích cách của trẻ để lựa chọn cho mình những cách ứng xử tinh tế, thông minh và đúng cách nhất có thể. Để từ đó, niềm vui có thêm thành viên mới càng được nhân lên gấp bội. Các con luôn yêu thương, đùm bọc nhau. Gia đình vì thế mà hòa thuận, ngập tràn yêu thương.